Danh mục kiểm tra xe nâng hằng ngày: Kiểm tra an toàn và bảo hành xe nâng đúng quy trình là việc làm mà bất kì doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện một cách chỉnh chu để có thể đảm bảo các hoạt động của xe nâng luôn diễn ra an toàn và đạt năng suất làm việc cao. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách về danh mục mà bạn cần kiểm tra hằng ngày khi tiến hành đưa xe nâng vào hoạt động.
Tầm quan trọng của việc kiểm tra xe nâng
Việc kiểm tra và bảo trì xe nâng cần được thực hiện hằng ngày. Nếu xe nâng trong quá trình hoạt động gây ra tai nạn nếu không được bảo trì đúng cách thì bạn sẽ là người phải chịu trách nhiệm này. Khi thường xuyên kiểm tra xe nâng sẽ giúp cho bạn có thể xác định được thiệt hại cũng như có thể ngăn ngừa những tai nạn xảy ra ngoài ý muốn. Hơn nữa còn giúp xe hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ của xe nâng.
Danh mục kiểm tra xe nâng hàng ngày
Trước khi tiến hành đưa xe nâng vào sử dụng,bạn cần bỏ ra từ 10-15 phút để kiểm tra tổng quát các bộ phận xe để đảm bảo cho xe nâng được hoạt động một cách ổn định và an toàn cũng như trang bị những thiêt bị bảo hộ cho bản thân.
Kiểm tra tổng quát xe nâng
- Kiểm tra lốp xe nâng về độ mòn của xe và áp suất lốp xe
- Kiểm tra tình trạng của đèn và ống kính của xe xem còn sáng hay không
- Kiểm tra tình trạng của đồng hồ đo
- Kiểm tra cột buồm xem có bị gãy hay có dấu hiểu nứt hay không
- Kiểm tra thủy lực, xi lanh
- Kiểm tra vỏ xe nâng xem có bị va chạm hay móp méo ở đâu hay hông
- Kiểm tra xem xe có bị rò rỉ nhiên liệu ra bên ngoài hay không
Kiểm tra hệ thống xe
- Kiểm tra hệ thống tay lái xem có còn điều khiến đúng hướng hay không, quay tay lái theo đường tròn và kiểm tra còi xe.
- Kiểm tra bộ li hợp và thắng chân: đạp bàn đạp và kiểm tra khoảng cách từ bạn đạp tới sàn xe, tiến ấn và buông bàn đạp. Kiểm tra phanh xe coi còn hoạt động ổn định hay không.
- Kiểm tra các bộ phận như dụng cụ đo, đèn báo và đồng hồ.
- Kiểm tra ống khói và tiếng ồn để phát hiện ra điều bất thường
- Kiểm tra dầu phanh xe bằng cách tắt máy và kiểm tra mực dầu thằng trong bình.
- Kiểm tra càng nâng của xe xem có bị nứt gãy hay có hiện tượng rỉ sét hay không.
Kiểm tra và bảo trì hàng tuần
- Kiểm tra bình điện ắc quy: nên thường xuyên kiểm tra và châm nước cho bình
- Kiểm tra bộ lọc gió để đảm bảo không khí có thể đi qua màng lọc mà không dính bụi bẩn
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu thủy lực để đảm bảo phát hiện ra kịp thời mà tiến hành sữa chữa
- Kiểm tra dây đai kéo quạt gió: kiểm tra xem có chùn không hoặc có hiện tượng đứt rách
- Kiểm tra và bôi trơn các vị trí cần thiết.
Là một người vận hành xe nâng, việc kiểm tra các hệ thống của xe là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng và nên được thực hiện thường xuyên. Việc thực hiện các quy định về an toàn xe nâng là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho xe nâng được hoạt động một cách an toàn và không gây ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn biết cách sử dụng và bảo quản xe nâng của mình đúng cách để nâng cao tuổi thọ xe nâng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ EPS Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.