Cách quản lý kho cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ: Việc quản lí kho hàng là một trong những bước rất quan trọng trong hoạt động kho hàng của doanh nghiệp. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu quy trình trong kho như đặt hàng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu sản xuất,..
Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những các quản lý kho hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
1. Xây dựng không gian nhà kho
Việc xây dựng và tối đa không gian nhà kho là việc rất cần thiết vì không gian nhà kho ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý sắp sếp hàng hóa. Việc xây dựng nhà kho sẽ tiêu tốn một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp nhưng qua đó có thể lập kế hoạch chi tiết về cách sắp sếp và bố cục hàng hóa như thế nào sao cho hợp lí, giúp cho bạn tối đa hóa không gian nhà kho, dễ dàng giải quyết số lượng hàng háo cũng như sắp sếp một cách khoa học nhà kho của bạn.
2. Ưu tiên hàng tồn kho
Việc phân loại hàng tồn kho là rất quan trọng và nên phân bổ rõ hàng hóa ở những kệ kho khác nhau. VIệc phân bổ hàng hóa dựa trên việc kiểm soát các mặt hàng có giá cao mà có ít nhu cầu; các mặt hàng chi phí thấp nhưng có nhu cầu sử dụng nhiều hơn.
Việc phân loại và kiểm soát kho hàng thực tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
3. Thường xuyên theo dõi thông tin sản phẩm
Tất cả các loại hàng hóa ở trong kho nên được gắn các dữ liệu như mã SKU, mã vạch,.. và cá thông tin liên quan để có thể kiểm soát và người quản lí có thể nắm được các loại hàng hóa trong kho hàng để cân nhắc và theo dõi các mặt hàng thường xuyên.
4. Kiểm tra hàng tồn kho
Việc kiểm tra hàng tồn kho là một việc không bao giờ thiếu khi thực hiện các hoạt động quản lý kho hàng. Việc thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thống kê lại số lượng hàng hóa trong kho và kiểm soát được số lượng hàng hóa đã sử dụng cũng như số lượng hàng hóa bị mất mát.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động kiểm kê vào các tháng các quý của năm để đảm bảo số lượng hàng tồn thực trùng khớp với dữ liệu
5. Đầu tư hệ thống thiết bị kho hàng
Hệ thống thiết bị kho hàng là những thiết bị chuyên phục vụ và hỗ trợ cho các hoạt động của kho hàng. Hiện nay các thiết bị kho được sử dụng rất nhiều và đa dạng để thực hiện quá trình vận chuyển, nâng hạ, sử dụng hàng hóa một cách dễ dàng. Nhiều thiết bị được sử dụng như xe nâng hàng, xe đẩy, xe kéo,…
6. Thống nhất phương thức nhập hàng
Các doanh nghiệp thường sẽ áp dụng chung quy trình xử lý hàng tồn kho theo tiêu chuẩn nhưng các nhân viên thường sẽ thực hiện theo những cách khác nhau nên ảnh hưởng tới quá trình quản lý kho hàng và xử lý hàng tồn kho nên dẫn đến các thông tin và số lượng hàng hóa không khớp với nhau.
Vì vậy cần phải thống nhất phương thức nhập hàng , đảm bảo các nhân viên đều làm giống nhau và đúng quy trình để đảm bảo độ chính xác.
7. Sử dụng hệ thống quản lý kho
Hiện nay với số lượng hàng hóa tăng cao, việc sử dụng các phương thức truyền thống để lư trữ thông tin thường không an toàn và dễ dẫn tới các rủi ro khác. Việc sử dụng hệ thống quản lý kho giúp cho các doanh nghiệp có thể xử lí hàng hóa dễ dàng, đảm bảo bảo mật thông tin cũng như không mất nhiều thời gian để sắp sếp hàng hóa.
Trên đây là bài viết để bạn có thể tham khảo về những lưu ý khi doanh nghiệp tò mò về cách quản lý kho hiệu quả. Nếu có thắc măc gì vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.